Thoái hóa khớp là bệnh lý viêm khớp phổ biến ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đây là bệnh lý có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích nhất, chính xác nhất liên quan đến bệnh thoái hóa khớp để có được phương pháp dự phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Bệnh thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là bệnh lý mãn tính về xương khớp phổ biến ở người trên 40 tuổi, và đặc biệt thường xảy ra hơn ở người trên 60 tuổi. Thoái hóa khớp được định nghĩa là tình trạng lớp sụn khớp và đĩa đệm bị thoái hóa, suy yếu dần gây ra triệu chứng đau nhức, lục cục khớp, lạo xạo xương, khiến người bệnh bị hạn chế vận động.
Tình trạng thoái hóa khớp có thể xảy ra với hầu hết các khớp trong cơ thể. Các vị trí thoái hóa khớp thường gặp nhất như:
- Thoái hóa khớp gối.
- Thoái hóa khớp háng.
- Thoái hóa khớp ngón tay và bàn tay.
- Thoái hóa cột sống lưng và cột sống cổ.
- Thoái hóa khớp vai.
- Thoái hóa khớp cổ chân.
Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp thường gặp
Tình trạng thoái hóa khớp xuất phát từ nhiều nguyên nhân có thể kể đến như:
- Tuổi tác: Khi về già, lượng nước trong sụn khớp tăng dần khiến hàm lượng và chất lượng protid trong sụn cũng giảm dần. Đây là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp chính ở tuổi già.
- Béo phì: Khi cân nặng cơ thể quá cao sẽ tạo áp lực lên khớp gối, hông và cột sống. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến khớp và hệ thống dây chằng bị tổn thương, gia tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp..
- Vận động cường độ mạnh: Tập luyện thể thao không đúng cách và quá độ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ xương khớp. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp phổ biến trên nhiều bệnh nhân.
- Sinh hoạt, lao động sai tư thế: Sử dụng sai tư thế trong quá trình làm việc, nằm, cúi gập lưng hoặc công việc mang vác vật nặng, ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Chế độ ăn uống thiếu hụt các chất như canxi, chondroitin, glucosamine,… sẽ khiến mật độ xương giảm dần. Đây là nguyên nhân khiến hệ thống sụn khớp dễ bị thoái hóa hơn.
- Một số bệnh lý: Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp như: Loãng xương, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp,…
- Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên thì di truyền, dị tật bẩm sinh tại khớp hay dư thừa hormone tăng trưởng, … cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp trên nhiều bệnh nhân.
Triệu chứng giúp nhận biết bệnh thoái hóa khớp
Bệnh thoái hóa khớp được đặc trưng bởi các triệu chứng bệnh phổ biến mà bạn dễ dàng nhận biết như:
- Đau nhức: Là triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất của bệnh thoái hóa khớp. Khi bị thoái hóa khớp, các cơn đau thường xuất hiện âm ỉ và biến mất khi người bệnh không vận động.
- Cứng khớp: Triệu chứng này xuất hiện vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy hoặc sau một thời gian không vận động. Triệu chứng cứng khớp thường xuất hiện kèm cảm giác đau khiến người bệnh không thể vận động được.
- Xuất hiện tiếng khớp kêu lạo xạo khi cử động: Thoái hóa khớp là tình trạng sụn và đĩa đệm ở giữa hai đầu xương bị hao mòn, dịch nhầy bôi trơn cũng giảm dần. Vì vậy, nếu người bệnh di chuyển, vận động các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau và phát ra tiếng kêu lộp cộp hoặc lách cách.
- Teo cơ, sưng tấy và biến dạng: Trường hợp thoái hóa khớp kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng sưng tấy thậm chí là biến dạng các khớp và vùng cơ xung quanh khớp. Ngoài ra, nếu không vận động trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng teo cơ, đầu gối lệch khỏi trục,…
- Vận động khó khăn: Tình trạng khớp bị thoái hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh khiến việc di chuyển, vận động, cử động,… trở nên khó khăn hơn.
Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?
Có thể thấy rằng, thoái hóa khớp gây ra nhiều triệu chứng bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp kéo dài và không được điều trị đúng cách, có thể là nguyên nhân dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như:
- Tăng cân: Việc hạn chế vận động do những cơn đau của thoái hóa khớp là một trong những yếu tố nguy cơ của tình trạng tăng cân trên hầu hết bệnh nhân.
- Rối loạn giấc ngủ: Những cơn đau nhức khiến người bệnh khó chìm vào giấc ngủ và có được giấc ngủ sâu.
- Bệnh gút (gout): Thoái hóa khớp kéo dài dẫn đến sự thay đổi của sụn và việc hình thành của các tinh thể urat natri trong khớp và gây ra bệnh gout.
- Vôi hóa sụn khớp: Trong diễn biến của bệnh thoái hóa xương khớp, các tinh thể canxi sẽ được hình thành và lắng đọng trong sụn gây vôi hóa. Vôi hóa sụn khớp là nguyên nhân khiến tình trạng viêm trở nên nặng hơn với những cơn đau cấp tính dữ dội hơn.
- Biến dạng các khớp: Cũng là một biến chứng có thể gặp phải khi các khớp bị tổn thương dẫn đến tình trạng sưng to, mọc gai xương gây biến dạng và lệch khỏi vị trí ban đầu.
- Teo cơ: Tình trạng teo cơ sẽ xuất hiện khi các cơ xung quanh vùng bị tổn thương không được vận động thường xuyên, lâu dần sẽ mất đi khả năng vận động thông thường.
- Tàn phế: Là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh có thể gặp phải.
Cách dự phòng bệnh thoái hóa khớp hiệu quả
Với những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống cũng như những biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân có thể gặp phải khi bị thoái hóa khớp. Việc dự phòng, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh là điều mà bạn đọc cần đặc biệt lưu tâm.
Một số biện pháp dự phòng đơn giản, hiệu quả bạn đọc có thể thực hiện và áp dụng ngay:
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, điều độ.
- Không vận động quá độ, cân bằng giữa việc vận động và nghỉ ngơi.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh.
- Duy trì các tư thế làm việc và học tập tốt.
- Thay đổi tư thế thường xuyên.
- Xây dựng nhịp sống hài hòa và điều độ.
Điều trị thoái hóa khớp đúng cách
Trong điều trị thoái khớp, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia y tế.
Là bệnh lý không thể điều trị dứt điểm, vì vậy một số biện pháp thường được sử dụng trong điều trị gồm:
- Thuốc giảm đau: Với tác dụng hỗ trợ giảm các cơn đau nhức, các thuốc tây y thường được sử dụng như paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc tiêm steroid.
- Sử dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm cơn đau.
- Kết hợp tập thể dục, giảm cân để giảm gánh nặng cho các khớp.
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ. Trường hợp bệnh nhân gặp khó khăn khi di chuyển có thể sử dụng giày chuyên dụng để hỗ trợ.
- Phẫu thuật: Khi các phương pháp điều trị không có hiệu quả, các tổn thương ngày càng trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân cần được tiến hành phẫu thuật để cải thiện triệu chứng.
Qua bài viết, hy vọng bạn đọc có được cái nhìn tổng quan hơn về bệnh thoái hóa khớp. Từ đó nhanh chóng nhận biết các triệu chứng để có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên lạc trực tiếp qua hotline 1900.3199 để nhận được tư vấn tận tâm nhất.
An Khớp TW3– Hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm, thoái hóa khớp.
Pingback: TOP 7 bệnh xương khớp phổ biến và cách phòng tránh hiệu quả -
Pingback: Bệnh nhân bị thoái hóa khớp nên tập gì? -
Pingback: Các nguyên nhân thoái hóa khớp và cách phòng ngừa