Triệu chứng bệnh xương khớp: Chi tiết theo từng bệnh thường gặp

Triệu chứng bệnh xương khớp

Hiện nay, không chỉ người cao tuổi mà nhiều người trẻ cũng gặp phải các vấn đề về xương khớp. Các bệnh xương khớp phổ biến như: Thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, loãng xương,… làm ảnh hưởng đến khả năng vận động. Hãy cùng nhãn hàng An Khớp TW3 tìm hiểu các triệu chứng bệnh xương khớp cụ thể theo từng trường hợp. Từ đó có thể sớm nhận biết để thăm khám và xử trí kịp thời.

Các bệnh xương khớp thường gặp

Bệnh xương khớp gây hạn chế vận động. Các triệu chứng bệnh xương khớp làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Các bệnh xương khớp thường gặp hiện nay bao gồm:

  • Thoái hóa khớp: Đây là tình trạng phần sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, có viêm và giảm dịch khớp. 
  • Loãng xương: Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương dẫn đến tổn thương về độ chắc của xương. Do vậy, làm tăng nguy cơ gãy xương. 
  • Thoát vị đĩa đệm: Trường hợp này là nhân nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí bình thường, gây chèn ép lên các rễ thần kinh.
  • Đau thần kinh tọa: Bệnh còn có tên gọi khác là đau thần kinh hông to. Biểu hiện của bệnh cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: từ cột sống thắt lưng lan tới tận các ngón chân.
  • Bệnh gút (gout): Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin. Bệnh đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh tự miễn, diễn biến mạn tính, ảnh hưởng tại các khớp, ngoài khớp và toàn thân với nhiều mức độ khác nhau.
  • Bệnh gai cột sống: Gai cột sống cũng là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp hiện nay.
Bệnh xương khớp khiến khả năng vận động của người bệnh hạn chế
Bệnh xương khớp khiến khả năng vận động của người bệnh hạn chế

Triệu chứng bệnh xương khớp

Để có thể phát hiện sớm bệnh, việc nắm được các dấu hiệu điển hình là điều cần thiết. Dưới đây là các triệu chứng đặc trưng của từng bệnh.

Thoái hóa khớp

Người bị thoái hóa khớp thường gặp các triệu chứng sau:

  • Đau khớp: Đau khớp là triệu chứng thường gặp. Người bệnh thường thấy đau âm ỉ ở vùng xung quanh khớp thoái hóa. Với những trường hợp nhẹ, chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ giảm đau. Nhưng khi bệnh nặng, người bệnh sẽ đau kéo dài và dữ dội hơn. 
  • Cứng khớp: Ngoài đau khớp, cứng khớp cũng là triệu chứng thường gặp ở người bệnh. Tình trạng cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng khi người bệnh vừa ngủ dậy. Biểu hiện là khó cử động các khớp, thường phải 30 phút sau mới bình thường trở lại.
  • Khi vận động có tiếng lạo xạo: Khi di chuyển, vận động, người bệnh có thể đau và nghe thấy tiếng lạo xạo. Nguyên nhân là do các đầu xương cọ xát vào nhau. Triệu chứng này càng rõ rệt khi người bệnh vận động mạnh.
  • Teo, sưng tấy và biến dạng: Nếu không can thiệp đúng cách, người thoái hóa khớp có thể sẽ gặp phải tình trạng teo, sưng tấy và biến dạng khớp. Vùng cơ quanh khớp thoái hóa không được vận động sẽ gây teo cơ,…
  • Hạn chế vận động: Người bệnh sẽ thấy khó khăn trong một số hoạt động như quay cổ, cúi đầu sát đất, ngồi xuống đứng lên,…
Triệu chứng phổ biến của thoái hóa khớp là đau, cứng khớp,...
Triệu chứng phổ biến của thoái hóa khớp là đau, cứng khớp,…

Loãng xương

Loãng xương ảnh hưởng đến độ chắc của xương làm tăng nguy cơ gãy xương. Trong đó, khối lượng và chất lượng của xương phản ánh độ chắc của xương. Loãng xương diễn biến âm thầm, không có triệu chứng đặc trưng, chỉ biểu hiện khi đã có biến chứng. 

  • Đau xương, đau lưng: Tình trạng đau cấp hoặc mạn tính. 
  • Biến dạng cột sống: Biến dạng cột sống với biểu hiện gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do gãy thân các đốt sống. 
  • Đau ngực, khó thở, chậm tiêu…: Do ảnh hưởng đến lồng ngực và thân các đốt sống.
  • Gãy xương: Các vị trí thường gặp phải kể đến bao gồm: Gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, gãy các đốt sống (lưng và thắt lưng). Biến chứng gãy xương có thể xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương.

Vì vậy, để phòng tránh loãng xương phải có chế độ ăn uống, tập luyện khoa học. Ngoài ra, nên đi khám sức khỏe định kỳ, đo mật độ xương, nhất là với những người có nguy cơ cao bị loãng xương như: Người cao tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh, người dùng thuốc Corticoid kéo dài,…

Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương
Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương

Thoát vị đĩa đệm

Người bị thoát vị đĩa đệm có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng như:

  • Đau nhức: Người bệnh thường bị đau nhức ở vùng cổ, vai gáy, thắt lưng và chân tay. Cơn đau âm ỉ, kéo dài từ vài ngày đến vài tháng hoặc rất dữ dội. Đau tăng khi vận động, đi lại, giảm khi được nghỉ ngơi.
  • Tê bì chân tay: Người bị thoát vị đĩa đệm sẽ gặp phải tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì. Tê bì có thể bắt nguồn từ vùng thắt lưng, vùng cổ. Sau đó dần dần lan xuống đến mông, đùi, cẳng chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác như bị kiến bò.
  • Yếu cơ, bại liệt: Khi bệnh tiến triển nặng mới xuất hiện triệu chứng này, thường là sau một thời gian dài. Giai đoạn này người bệnh sẽ gặp khó khăn trong di chuyển, vận động, dần dần gây teo hai chân, teo cơ, liệt các chi. Và sau cùng là người bệnh phải ngồi xe lăn.

Để phòng ngừa, bạn cần khám sức khỏe định kì và đến ngay cơ sở y tế khi có những dấu hiệu bất thường.

Nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau nhức
Nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau nhức

Đau thần kinh tọa

Triệu chứng điển hình của bệnh là đau. Đường đi của dây thần kinh tọa cũng là các vị trí của cơn đau. Cơn đau bắt đầu từ cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chỉ đau dọc chân mà không đau cột sống thắt lưng. Đau có thể liên tục hoặc từng cơn, tăng khi vận động nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Nếu có hội chứng chèn ép: tăng khi ho, rặn, hắt hơi. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng yếu cơ. Giai đoạn muộn có teo cơ tứ đầu đùi, vận động khó khăn, co cứng cơ cạnh cột sống. 

Bệnh gút (gout)

Bệnh gút là bệnh viêm khớp do có các tinh thể urat lắng đọng ở các mô, đặc trưng bởi những đợt viêm cấp tái phát. 

  • Cơn gút cấp: Cơn gút cấp xuất hiện khi axit uric trong máu tăng cao và thường xảy ra về đêm. Người bệnh phải thức dậy vì đau khớp. Cụ thể: Khớp sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội, phù nề và căng bóng, va chạm nhẹ cũng rất đau. Tình trạng viêm có thể kéo dài, thường sau 5 – 7 ngày sẽ đỡ dần. Trong cơn gút cấp, người bệnh cũng có thể bị sốt nhẹ hoặc vừa.
  • Lắng đọng tinh thể urat: Tinh thể urat lắng đọng hình thành nên các hạt tôphi ở dưới da. Do đó, dẫn đến bệnh khớp mạn tính do urat. 
  • Hạt tôphi: Hạt tôphi thường xuất hiện chậm, có khi cách hàng chục năm sau cơn gút đầu tiên. Nhưng khi đã xuất hiện thì sẽ tăng nhanh cả về số lượng, khối lượng và có thể loét. Vị trí thường thấy của hạt tôphi là: Sụn vành tai, khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân, gân Achile. 
  • Bệnh khớp do urat: Xuất hiện chậm và bệnh có các biểu hiện: Cứng khớp, đau khi vận động. Khớp có thể sưng to vừa phải, không đối xứng và có thể kèm hạt tôphi.
  • Biểu hiện về thận: Tinh thể urat lắng đọng ở tổ chức kẽ thận, bể thận, niệu quản có thể dẫn đến sỏi thận, tổn thương thận. Lâu dần sẽ diễn tiến đến suy thận.
Triệu chứng của cơn gút cấp điển hình là sưng, nóng, đỏ, đau các khớp
Triệu chứng của cơn gút cấp điển hình là sưng, nóng, đỏ, đau các khớp

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có các triệu chứng thường gặp là sưng, đau, nóng và hạn chế vận động các khớp. Tình trạng viêm diễn biến trên 6 tuần và đặc biệt là có tính chất đối xứng 2 bên. Dấu hiệu cứng khớp buổi sáng thường kéo dài trên 1 giờ. 

Bệnh gai cột sống

Các triệu chứng của bệnh gai cột sống không thật sự rõ ràng. Tuy nhiên đến giai đoạn, gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm xung quanh như dây chằng, đặc biệt là chèn ép vào dây thần kinh sẽ gây đau vai, thắt lưng, tê tay. Những triệu chứng của bệnh gai cột sống là:

  • Đau vùng cổ, thắt lưng nhất là khi đứng hoặc di chuyển. Đau ở các vị trí phần cột sống có vấn đề liên quan. Nếu được nghỉ ngơi, đau sẽ giảm, còn đau tăng khi người bệnh vận động. 
  •  Mất cảm giác hoặc bất thường ở phần cột sống liên quan.
  • Cơ bắp tay chân có thể yếu đi, cơ thể mất cân bằng
  • Các trường hợp nặng có thể bị mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện.
  • Rối loạn thần kinh thực vật với các biểu hiện như: các phản xạ tự động rối loạn, tăng tiết mồ hôi, suy giảm hô hấp hoặc biến chứng tăng huyết áp,…
Người bệnh thường gặp triệu chứng đau vùng cổ, thắt lưng
Người bệnh thường gặp triệu chứng đau vùng cổ, thắt lưng

Trên đây là những triệu chứng bệnh xương khớp điển hình, cụ thể và chi tiết qua từng bệnh. Từ đó, giúp đọc có thể nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh lý xương khớp. Hy vọng, qua bài viết này, nhãn hàng An Khớp TW3 đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước: 1800.1286 để được tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay