TOP 7 bệnh xương khớp phổ biến và cách phòng tránh hiệu quả

bệnh xương khớp phổ biến

Bệnh xương khớp có các dấu hiệu điển hình như sưng, đau khớp,… gây hạn chế khả năng vận động. Các vấn đề về xương khớp hiện không chỉ là nỗi lo của riêng người cao tuổi mà bệnh còn xuất hiện nhiều ở người trẻ. Hãy cùng An khớp TW3 tìm hiểu về bệnh xương khớp và cách phòng tránh qua bài viết này.

Bệnh xương khớp là gì?

Bệnh xương khớp là bệnh suy giảm chức năng của các khớp, xương gây sưng đau, giảm khả năng vận động của người bệnh. 

Nguyên nhân gây bệnh có thể chia thành 2 nhóm chính, bao gồm do chấn thương và không do chấn thương.

  • Bệnh do chấn thương: Đây là nhóm bệnh xương khớp gặp phải do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương thể thao…
  • Bệnh không do chấn thương: Các nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng tùy thuộc vào từng bệnh cụ thể, có thể do rối loạn hệ thống miễn dịch (Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp cột sống,..), do rối loạn chuyển hóa (Gout), do nhiễm khuẩn (viêm khớp nhiễm khuẩn),…

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh xương khớp được chia làm 2 loại dựa vào khả năng tác động đến các yếu tố đó.

  • Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được: Đây là nhóm yếu tố không thể tác động vào như tuổi, giới tính, di truyền.
  • Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được: Các yếu tố đó bao gồm cân nặng (béo phì làm tăng áp lực lên các khớp nên tăng nguy cơ thoái hóa khớp), tư thế sinh hoạt, làm việc, chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao.

7 bệnh xương khớp phổ biến hiện nay

Bệnh xương khớp có khoảng 200 loại bệnh, nhưng phổ biến nhất hiện nay gồm có 7 bệnh sau: Thoái hóa khớp, Thoát vị đĩa đệm, Đau dây thần kinh tọa, Loãng xương, Gout, Viêm khớp dạng thấp, Bệnh gai cột sống.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng lớp sụn khớp và đĩa đệm bị bào mòn theo thời gian kèm theo viêm, giảm dịch nhầy bôi trơn tại các khớp. Các khớp chịu áp lực cao hoặc hoạt động nhiều thường dễ bị thoái hóa nhất như khớp gối, háng, vai, cổ chân, cột sống lưng, cột sống cổ, khớp ngón tay và bàn tay. 

Thoái khóa khớp dễ xảy ra trên các khớp vận động nhiều
Các khớp chịu áp lực cao hoặc hoạt động nhiều thường dễ bị thoái hóa

Triệu chứng điển hình của người bị thoái hóa khớp gồm:

  • Đau nhức: Người bệnh thoái hóa khớp sẽ đau âm ỉ xung quanh khớp bị thoái hóa. Nếu bệnh nhẹ, cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi nhưng bệnh nặng cơn đau thường kéo dài và dữ dội. Đau tăng khi trời lạnh đột ngột.
  • Cứng khớp: Cứng khớp thường xảy ra buổi sáng sau khi ngủ dậy. Người bệnh sẽ thấy khó cử động các khớp, khoảng 30 phút sau mới trở lại bình thường. Nếu để bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động.
  • Lạo xạo khi cử động: Tiếng lạo xạo xuất hiện là do sự cọ xát giữa các đầu xương khi di chuyển, vận động và kèm theo đau nhức dữ dội. 
  • Teo, sưng tấy và biến dạng: Thoái hóa khớp dài ngày không có biện pháp can thiệp đúng cách sẽ gây ra các triệu chứng sưng tấy, biến dạng khớp. Vùng cơ quanh khớp thoái hóa không được vận động sẽ gây teo cơ,…
  • Hạn chế vận động: Thoái hóa khớp gây khó khăn trong một số hoạt động của người bệnh như quay cổ, cúi đầu sát đất, ngồi xuống đứng lên,…

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh gây ra các triệu chứng đau, tê bì chân tay, nặng hơn là yếu cơ, bại liệt. Những đối tượng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm gồm:

  • Người cao tuổi: Người cao tuổi sẽ xảy ra quá trình lão hóa tự nhiên nên chức năng của đĩa đệm bị suy giảm, nứt rách làm nhân nhầy bị thoát ra ngoài. 
  • Người lao động nặng: Những người thường xuyên phải bốc vác sẽ ảnh hưởng đến cột sống và đĩa đệm.
  • Nhân viên văn phòng: Những người làm việc phải ngồi nhiều, ngồi lâu, ngồi sai tư thế cũng khiến đĩa đệm bị tổn thương. 
  • Người béo phì: Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên đĩa đệm cột sống, đặc biệt là vị trí thắt lưng.
Người cao tuổi, người lao động nặng và nhân viên văn phòng dễ bị thoát vị đĩa đệm
Nhân nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh

Đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là bệnh biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa từ cột sống thắt lưng đến các ngón chân. Bệnh có các dấu hiệu đặc trưng là: 

  • Đau: Tùy theo vị trí tổn thương mà cơn đau có hướng lan khác nhau, thường chỉ đau 1 bên dây thần kinh tọa, không đau cả hai bên. Đau có thể liên tục hoặc từng cơn, giảm khi nghỉ ngơi, tăng khi đi lại nhiều. 
  • Teo cơ, yếu cơ: Người bệnh có thể gặp phải triệu chứng yếu cơ, teo cơ gây hạn chế vận động, co cứng cơ cạnh cột sống.

Loãng xương

Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương gây giảm mật độ, khối lượng và chất lượng xương. Bệnh tiến triển âm thầm, không có dấu hiệu đặc trưng để nhận biết và chỉ biểu hiện khi đã có biến chứng. Các biến chứng của loãng xương gồm:

  • Đau xương, đau lưng: Đau có thể là cấp hoặc mạn tính.
  • Biến dạng cột sống: Gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do thân các đốt sống bị gãy.
  • Gãy xương: Đây là biến chứng nặng nhất, thường gặp là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, gãy các đốt sống (lưng và thắt lưng), xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương bao gồm:

  • Người cao tuổi: Sự mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương ở người cao tuổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Phụ nữ sau mãn kinh: Nồng độ oestrogen giảm đột ngột làm tăng hiện tượng xốp và tiêu xương.
  • Người kém phát triển thể chất: Là đối tượng có nguy cơ loãng xương cao hơn người bình thường.
  • Người sử dụng nhiều đồ uống có cồn và chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… làm tăng thải calci qua thận và giảm hấp thu calci ở đường tiêu hóa.
  • Người mắc một số bệnh như: Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ, các bệnh nội tiết (cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp,…), các bệnh xương khớp mạn tính,…
  • Người dùng dài ngày một số thuốc: Chống động kinh, thuốc chữa tiểu đường, thuốc chống đông và đặc biệt là nhóm thuốc Corticoid.
Người cao tuổi dễ bị bệnh xương khớp như loãng xương
Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương

Gout (gút)

Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin, gây viêm khớp do lắng đọng tinh thể urat. Bệnh có các biểu hiện sau:

  • Cơn gút cấp: Cơn gút cấp thường xuất hiện khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao khiến các khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng và đau dữ dội, va chạm nhẹ cũng rất đau.
  • Lắng đọng tinh thể urat: Lắng đọng urat làm hình thành các tôphi dưới da gây nên bệnh khớp mạn tính do urat. Hạt tophi thường xuất hiện chậm nhưng khi đã xuất hiện thì số lượng, khối lượng sẽ tăng nhanh và có thể gây loét. 
  • Biểu hiện trên thận: Urat lắng đọng rải rác ở tổ chức kẽ thận, bể thận, niệu quản gây sỏi thận, tổn thương thận và dần dần tiến triển thành suy thận.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn gây viêm nhiều khớp và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan tim, phổi, da, mắt. Triệu chứng thường gặp là sưng, đau, nóng và hạn chế vận động các khớp. Tình trạng viêm diễn biến trên 6 tuần và có tính chất đối xứng 2 bên. Dấu hiệu cứng khớp buổi sáng thường kéo dài trên 1 giờ. 

Bệnh gai cột sống

Gai cột sống là tình trạng các gai xương ở cột sống mọc ra cả hai bên và phía ngoài gây chèn ép các dây thần kinh khiến người bệnh đau nhức. Bệnh có 2 dạng chủ yếu là gai cột sống cổ và gai cột sống lưng.

Triệu chứng bệnh không rõ ràng, giai đoạn nặng có sự cọ xát của gai xương với rễ dây thần kinh, dây chằng với các xương khác. Tình trạng này gây đau nhức vùng thắt lưng, vùng vai hoặc gây tê tay.

Bệnh gai cột sống gây đau vừng thắt lưng, vai hoặc gây tê tay
Các gai xương ở cột sống gây chèn ép các dây thần kinh

Các cách phòng tránh bệnh xương khớp hiệu quả

Bệnh xương khớp gây trở ngại trong các hoạt động hàng ngày và thời gian điều trị thường kéo dài. Vì vậy, bạn nên chủ động phòng bệnh bằng các biện pháp sau:

  • Dinh dưỡng hợp lý: Trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, cá, tôm… và các loại rau quả giàu vitamin C, K (cam, bưởi, bắp cải xanh,…)
  • Vận động phù hợp: Mỗi ngày, nên thực hiện các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe để giúp xương khớp dẻo dai.
  • Chế độ sinh hoạt và làm việc: Nên ngồi đúng tư thế, không nên ngồi lâu. Hạn chế khiêng vác quá sức. 
  • Kiểm soát cân nặng: Béo phì sẽ làm tăng áp lực lên các khớp gây tổn thương khớp, vì vậy cần giữ cân nặng ở mức phù hợp.
Dinh dưỡng hợp lý giúp phòng các bệnh xương khớp hiệu quả
Dinh dưỡng hợp lý giúp phòng các bệnh xương khớp hiệu quả

Bệnh xương khớp đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Mỗi người nên hiểu rõ về các bệnh xương khớp thường gặp và chủ động phòng tránh. Với những thông tin đã cung cấp, nhãn hàng An Khớp TW3 mong rằng bài viết hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1286 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay