Viêm khớp dùng để chỉ bệnh lý về khớp thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh biểu hiện rõ rệt nhất vào thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh với các triệu chứng điển hình như đau, cứng khớp,… Hãy cùng An Khớp TW3 hiểu rõ về bệnh viêm khớp để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là tình trạng viêm gây sưng đau ở một hoặc nhiều khớp trên cơ thể làm hạn chế khả năng vận động của các khớp. Vì vậy, khiến cho người bệnh khó khăn trong sinh hoạt.
Viêm khớp được chia thành các loại như:
- Viêm khớp dạng thấp
- Thoái hóa khớp
- Viêm khớp nhiễm khuẩn
- Viêm khớp phản ứng
- Viêm cột sống dính khớp
- Gout.
- ………..
Nguyên nhân gây viêm khớp
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng viêm khớp như:
- Chấn thương: Đối tượng bị chấn thương trong quá trình vận động, chơi thể thao có nguy cơ bị viêm khớp tại vị trí xương khớp bị chấn thương.
- Quá trình chuyển hóa trong cơ thể có vấn đề: Góp phần hình thành bệnh gout và bệnh giả gout.
- Nhiễm trùng: Một số trường hợp nhiễm trùng tại một số cơ quan trong cơ thể lan đến các khớp và gây viêm khớp, ví dụ như bệnh Lyme.
- Di truyền: Một phần nhỏ đối tượng bị viêm xương khớp có liên quan đến yếu tố do di truyền.
Đối tượng có nguy cơ cao bị viêm khớp
Các đối tượng có nguy cơ cao bị viêm khớp thường liên quan đến: Tuổi, giới tính, lối sống, cân nặng,…
- Tuổi: Tuổi càng cao nguy cơ mắc các bệnh về viêm khớp càng tăng.
- Giới tính: Khoảng 60% nữ giới mắc các bệnh về xương khớp trừ bệnh gút thường gặp nhiều ở nam giới hơn.
- Lối sống: Hút thuốc và lười vận động làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp.
- Cân nặng: Người bị béo phì có nguy cơ cao bị viêm khớp do làm tăng áp lực lên các khớp.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt bê, dê,…), hải sản và uống nhiều bia rượu dễ mắc bệnh gút.
- Nghề nghiệp: Một số công việc liên quan đến bê vác, vận động nhiều, hoặc ngồi làm việc sai tư thế.
Triệu chứng điển hình giúp nhận biết bệnh viêm khớp
Một số triệu chứng điển hình của người bệnh viêm khớp bao gồm:
- Đau: Đau khớp có thể xảy ra trên một hoặc nhiều khớp, liên tục hoặc gián đoạn.
- Sưng: Trong một số loại viêm khớp, da ở khớp bị ảnh hưởng trở nên đỏ và sưng lên, có cảm giác ấm khi chạm vào.
- Cứng khớp: Tình trạng này có thể xảy ra khi thức dậy vào buổi sáng, sau khi ngồi vào bàn làm việc trong một thời gian dài hoặc có thể xảy ra sau khi vận động.
- Khó cử động khớp: Mỗi lần phải cử động hoặc chuyển tư thế thường kèm theo cảm giác đau.
- Một số triệu chứng khác kèm theo: Sốt, mệt mỏi, khó chịu,…
Hướng dẫn phòng ngừa và cải thiện bệnh viêm khớp hiệu quả?
Viêm khớp sẽ không phòng tránh được hoàn toàn vì có những yếu tố không thể thay đổi được như tuổi, giới, di truyền. Tuy nhiên, có thể thay đổi các yếu tố liên quan đến lối sống, chế độ ăn,… để giảm nguy cơ và kiểm soát bệnh tốt hơn.
Tập thể dục
Đây là liệu pháp tốt trong phòng ngừa và cải thiện bệnh. Mỗi ngày nên dành 30 phút để tập luyện, mỗi tuần 5 ngày sẽ giúp các khớp vận động linh hoạt. Từ đó giảm cứng khớp, ngăn ngừa teo cơ, biến dạng khớp.
Chế độ ăn
Nên ăn những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm như trái cây, rau, ngũ cốc, các loại hạt và các loại đậu,… Tăng sử dụng thực phẩm chứa nhiều Canxi và Vitamin D như cá béo (cá hồi, cá ngừ,…), sữa, rau xanh (bông cải xanh, cải xoăn,…). Hạn chế đồ ăn sẵn và các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt bê,…).
Chế độ sinh hoạt hợp lý
Không hút thuốc, ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/đêm), làm việc đúng tư thế, nên đứng dậy vận động khoảng 5 phút sau 1 tiếng làm việc.
Viêm khớp gây hạn chế các hoạt động thường ngày nên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiểu rõ về viêm khớp sẽ giúp người bệnh có cách phòng ngừa và cải thiện bệnh hiệu quả.
Với những thông tin đã cung cấp, nhãn hàng An Khớp TW3 mong rằng bài viết sẽ đầy đủ và hữu ích cho những người bị viêm khớp. Nếu cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1286 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Pingback: Mách bạn cách dùng rau ngổ chữa viêm khớp đơn giản và an toàn