Triệu chứng thoái hóa khớp gối và cách phòng ngừa

triệu chứng thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối diễn biến âm thầm, có thể gây suy giảm chức năng vận động ở người bệnh. Bệnh không chỉ gặp ở người cao tuổi mà đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy, việc nắm được các triệu chứng thoái hóa khớp gối và cách phòng ngừa bệnh là điều cần thiết để có hướng xử trí kịp thời.

Tổng quan về thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là hậu quả của sự mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và huỷ hoại của sụn khớp. Điều này gây sưng, đau, giảm khả năng vận động do các đầu xương cọ xát vào nhau mạnh hơn. Thóa hóa khớp gối diễn tiến âm thầm và có thể gây biến dạng khớp. 

Một số nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp như: Tuổi cao, giới tính (nữ từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn nam), di truyền, chấn thương,… Thoái hóa khớp còn có thể do lối sống như: Lười vận động, chế độ ăn uống không khoa học,… Lao động nặng hay vận động sai tư thế thường xuyên cũng là yếu tố gây thoái hóa khớp gối. Ngoài ra, có thể do tác động từ một số bệnh lý khác như: Béo phì, gout, viêm khớp dạng thấp, lao khớp,…

Thóa hóa khớp gối diễn tiến âm thầm và có thể gây biến dạng khớp
Thóa hóa khớp gối diễn tiến âm thầm và có thể gây biến dạng khớp

Các triệu chứng thoái hóa khớp gối điển hình

Các triệu chứng thoái hóa khớp gối điển hình phải kể đến như: Đau khớp gối, cứng khớp, có tiếng lục khục khi cử động,… Cụ thể như sau:

Các triệu chứng thoái hóa khớp gối

  • Đau khớp gối: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa khớp gối. Cơn đau thường âm ỉ, kéo dài thành từng đợt tùy vào tình trạng của người bệnh. Cơn đau có tính chất: Đau tăng khi vận động, bao gồm cả thay đổi tư thế và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Cứng khớp: Hiện tượng cứng khớp thường gặp vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi. Cứng khớp kéo dài trong khoảng 15 – 30 phút. Sau khi người bệnh vận động được một lúc thì khớp gối mới hoạt động trơn tru như bình thường.
  • Có tiếng lục khục khi cử động: “Lục khục” hay “lạo xạo”, “rắc rắc” là những âm thanh người bệnh có thể nghe thấy khi vận động. Nguyên nhân là do thoái hóa khớp gối khiến lớp sụn đầu xương bị mài mòn. Khi hai bề mặt xương cọ xát trực tiếp với nhau sẽ phát ra tiếng lục khục. 
  • Hạn chế vận động: Thoái hóa khớp gối gây hạn chế vận động. Các cử động như gập duỗi, xoay khớp gối,… của người bệnh sẽ trở nên khó khăn. Khi đứng lên, ngồi xuống, đi lại có thể cảm thấy đau khớp gối.
  • Biến dạng khớp gối: Người bệnh có thể bị lệch trục khớp gối, sưng nề do tràn dịch,…
  • Teo cơ quanh khớp: Thường gặp ở người bệnh lười vận động.
Triệu chứng thoái hóa khớp gối phổ biến là đau khớp gối
Triệu chứng thoái hóa khớp gối phổ biến là đau khớp gối

Các triệu chứng theo từng giai đoạn

Thoái hóa khớp gối được chia thành 4 giai đoạn theo mức độ nặng dần. Cụ thể, các triệu chứng ở từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, sụn khớp gối mới bị ảnh hưởng nhẹ. Người bệnh gần như không có triệu chứng gì ở khớp gối. 
  • Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn nhẹ của bệnh. Không gian giữa các xương chưa bị thu hẹp và không cọ xát vào nhau. Chất lỏng hoạt dịch vẫn đủ để khớp gối chuyển động bình thường. Trong giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên như: Đau mỏi khớp gối khi đi bộ hoặc chạy một ngày dài. Có hiện tượng cứng khớp khi không vận động vài giờ,…
  • Giai đoạn 3: Thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 3 là mức độ trung bình. Dấu hiệu của bệnh cũng rõ nét hơn. Sụn và xương tổn thương tổn thương rõ ràng, các xương gần nhau hơn. Vì vậy, các triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn: Đau khớp khi vận động (đi bộ, chạy, quỳ gối,…), cứng khớp buổi sáng,… Đồng thời, tình trạng sưng khớp cũng có thể xảy ra nếu vận động liên tục. 
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất. Không gian giữa các xương bị thu hẹp hơn, sụn gần như không còn nguyên vẹn. Chất lỏng hoạt dịch cũng bị giảm đáng kể. Vì thế, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau khi di chuyển, khớp gối khó vận động.
Thoái hóa khớp gối được chia thành 4 giai đoạn theo mức độ nặng dần
Thoái hóa khớp gối được chia thành 4 giai đoạn theo mức độ nặng dần

Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Để phòng ngừa thoái hóa khớp gối, bạn nên kết hợp cả chế độ ăn uống, tập luyện và khám sức khỏe định kỳ. Cụ thể như sau:

  • Ăn uống khoa học: Cần có chế độ ăn uống hợp lý, giàu canxi và khoáng chất. Hạn chế thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, tránh rượu bia,…
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp xương khớp dẻo dai, linh hoạt. Nên chọn các bài tập vừa sức, mỗi tuần tập ít nhất 5 ngày, mỗi ngày tối thiểu 30 phút.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân làm tăng áp lực lên các khớp. Người Châu Á có cân nặng hợp lý là người có chỉ số BMI nằm trong khoảng từ 18,5 – 22,9 (kg/m2). Cách tính BMI: BMI (kg/m2) = Cân nặng (kg)/Chiều cao (m2). Ví dụ: Một người có cân nặng: 50kg, chiều cao: 1,6m thì sẽ có BMI là: 50/1,62 =19,5 (kg/m2).
  • Lối sống khoa học: Ăn ngủ đúng giờ, đủ giấc, xây dựng các thói quen lành mạnh.
  • Massage khớp gối: Xoa bóp khớp gối mỗi ngày giúp cơ bắp thư giãn và cải thiện lưu thông máu.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Đây là cách để bạn biết về tình trạng sức khỏe của bản thân. Đồng thời, giúp phát hiện sớm các bệnh lý.
Duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên các khớp
Duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên các khớp

Trên đây là các triệu chứng thoái hóa khớp gối và cách phòng bệnh. Qua bài viết này, nhãn hàng An Khớp TW3 mong rằng đã cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1800.1286 để được tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay