Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

thoái hóa khớp gối có nên đi bộ

Đi bộ là hình thức luyện tập đơn giản, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh thoái hóa khớp gối thường lười vận động do cảm giác đau, cứng khớp mỗi lần di chuyển. Vậy đi bộ giúp cải thiện triệu chứng hay chỉ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn? Cùng tìm hiểu xem bệnh nhân thoái hóa khớp có nên đi bộ không qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Có thể khẳng định rằng, bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên đi bộ. Người bệnh có thể nghĩ rằng đi bộ khiến tình trạng thoái hóa khớp gối trở nên trầm trọng hơn do làm tăng áp lực lên sụn khớp. Thực tế, dù vận động nhẹ nhàng vẫn gây ra các cơn đau cho bệnh nhân, nhưng đây là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối.

Do lớp sụn không có mạch máu nuôi dưỡng nên nguồn dưỡng chất chính để duy trì sự linh hoạt của các sụn là từ dịch khớp. Đi bộ thường xuyên giúp các khớp tăng sản xuất chất nhờn, củng cố khớp xương, tránh các khớp bị khô và lão hóa dần.

Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ?
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ?

Đi bộ mang lại lợi ích gì cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối?

Đi bộ không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho xương khớp. Điển hình như:

Tăng cường sức khỏe cơ bắp

Thường xuyên đi bộ tạo điều kiện cho các cơ co duỗi, thúc đẩy cơ bắp phát triển, giúp bắp chân săn chắc và khỏe mạnh hơn. Các bó cơ hỗ trợ nâng đỡ khớp, gánh bớt trọng lượng cơ thể. Từ đó, hạn chế áp lực đè nặng lên khớp gối và giảm cơn đau ở bệnh nhân khi đi bộ.

Giảm cân

Đi bộ 30 phút mỗi ngày giúp cơ thể đốt cháy được khoảng 100 calo, hạn chế tình trạng béo phì. Với mỗi 0,45kg cân nặng mất đi, áp lực tác động lên đầu gối của bệnh nhân giảm xuống 4 lần. 

Ngoài ra, thừa cân khiến các hormone trong cơ thể mất cân bằng, đẩy nhanh quá trình bào mòn và lão hóa sụn khớp. Vì vậy, bạn nên đi bộ để duy trì cân nặng vừa phải khi mắc một số bệnh liên quan đến xương khớp.

Tăng cường lưu thông máu

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp chủ yếu do tắc nghẽn khí huyết trong kinh mạch. Trong quá trình đi bộ, oxy được hấp thu nhiều hơn và chuyển đến các cơ. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể, giúp phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp gối.

Đi bộ rất tốt cho người thoái hóa khớp gối
Đi bộ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bị thoái hóa khớp gối

Giảm nguy cơ phát sinh biến chứng tim mạch liên quan đến thoái hóa khớp

Đi bộ tăng cường khả năng bơm máu của tim đến các cơ quan trong cơ thể. Từ đó, giúp toàn bộ hệ thống tuần hoàn giảm áp lực động mạch, đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tăng huyết áp.

Các lợi ích khác

Bên cạnh những lợi ích trên, đi bộ mỗi ngày còn giúp bệnh nhân thoái hóa khớp gối:

  • Tăng khả năng giữ thăng bằng.
  • Giảm căng thẳng, lo âu.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Hướng dẫn bệnh nhân thoái hóa khớp gối đi bộ đúng cách

Để đem lại hiệu quả điều trị cao và tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình luyện tập, bệnh nhân nên thực hiện theo quy trình sau:

Thăm khám bác sĩ trước khi luyện tập

Thực tế, phương pháp đi bộ chỉ phù hợp với bệnh nhân thoái hóa khớp vừa và nhẹ. Thăm khám bác sĩ sẽ cho bạn biết tình trạng sức khỏe hiện tại có đáp ứng tốt với việc đi bộ hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên quý giá về cường độ tập luyện và chế độ ăn uống phù hợp với các triệu chứng thoái hóa khớp gối của bạn.

Chọn tuyến đường an toàn

Để bắt đầu việc luyện tập đi bộ, bạn nên chọn các tuyến đường thông thoáng, bằng phẳng, không gồ ghề và ít xe cộ để hạn chế chấn thương trong quá trình tập luyện. Công viên, phố đi bộ, vỉa hè… là những địa điểm tập luyện lý tưởng.

Công viên, vỉa hè, phố đi bộ là địa điểm tập bộ lý tưởng
Công viên, vỉa hè, phố đi bộ là địa điểm tập bộ lý tưởng

Thời gian tập luyện hợp lý

Sáng sớm và buổi tối là thời gian đi bộ tốt nhất trong ngày. Đi bộ nhẹ nhàng vào buổi sáng đem lại nhiều hiệu quả cho sức khỏe xương khớp. Điển hình như tăng cường khả năng tập trung của bệnh nhân, khởi động xương khớp và đẩy lùi các cơn đau khớp gối. Trong khi đó, đi bộ buổi tối giúp điều hòa cơ thể, ngủ ngon và phòng tránh đau cứng khớp vào sáng hôm sau.

Cường độ tập luyện khoa học 

Trung bình người bệnh thoái hóa khớp gối nên đi bộ 30 phút/ngày. Tuy nhiên, một số bệnh nhân đang chịu cơn đau cứng khớp có thể không đáp ứng được cường độ này. Vì vậy, mọi người có thể bắt đầu đi bộ 10 phút mỗi ngày, sau đó tăng dần thời gian và quãng đường để khớp thích nghi với bài tập.

Lựa chọn trang phục phù hợp

Trang phục vừa vặn, thoải mái có thể hỗ trợ việc tập luyện và giảm các chấn thương trong quá trình di chuyển. Bạn nên lựa chọn những đôi giày với chất liệu nhựa mềm, có độ đàn hồi tốt và vừa chân. Cuối ngày là khoảng thời gian chân có xu hướng tăng kích thước, vì vậy bạn nên đi mua giày trong khoảng thời gian này để hạn chế nguy cơ giày chật. Về quần áo, những bộ đồ thể thao vừa với cơ thể, thấm mồ hôi tốt là sự lựa chọn tốt nhất.

Có thêm bạn đồng hành

Có một người bạn tập luyện cùng có thể giúp bạn tăng thêm động lực và giảm sự nhàm chán trong các buổi tập. Ngoài ra, bạn đồng hành sẽ hỗ trợ bạn xử lý kịp thời các sự cố về xương khớp trong suốt quá trình đi bộ.

Đi bộ nên có bạn đồng hành để tăng thêm động lực
Có thêm bạn đồng hành khi đi bộ

Những lưu ý khi đi bộ ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Để tránh rủi ro không đáng có trong quá trình tập luyện và nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân thoái hóa khớp bên lưu ý:

Khởi động trước khi đi bộ

Các động tác giãn cơ nhẹ trước khi đi bộ có thể hạn chế nguy cơ chấn thương khớp gối trong quá trình đi bộ. Bạn nên bắt đầu bằng việc khởi động để làm nóng các khớp với các bài tập như căng cơ cẳng chân, gập duỗi khớp gối…

Bên cạnh đó, trong 5 phút đi bộ đầu tiên, bạn nên giữ tốc độ chậm, sau đó tăng dần. Tương tự khi kết thúc tập luyện, hãy đi bộ chậm để hạ nhiệt các khớp trong vòng 5 phút.

Kiểm tra nhịp tim để kiểm soát tốc độ đi bộ

Khi tập luyện, nhịp tim nên dao động 50-70% nhịp tim tối đa. Nhịp tim tối đa được tính bằng công thức 220- số tuổi người tập luyện. Bệnh nhân có thể đo nhịp tim bằng các thiết bị chuyên dụng, hoặc đo thủ công như sau: 

  • Bước 1: Ấn 2 ngón tay vào mạch máu ở cổ tay.
  • Bước 2: Đếm số nhịp đập của mạch trong 30s.
  • Bước 3: Nhân đôi kết quả để ra nhịp tim hiện tại.
Kiểm tra nhịp tim để kiểm soát tốc độ đi bộ
Kiểm tra nhịp tim để kiểm soát tốc độ đi bộ

Tái khám định kỳ

Đừng quên tái khám định kỳ ngay cả khi các triệu chứng đau nhức có dấu hiệu cải thiện sau khi đi bộ. Bác sĩ cho bạn biến tình trạng khớp gối hiện tại và nhiều lời khuyên bổ ích khi đi bộ.

Bạn nên ngừng đi bộ khi nào?

Trong vài ngày đầu khi mới bắt đầu đi bộ, bạn có thể gặp tình trạng đau nhức khớp gối. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách chườm lạnh 20 phút sau khi đi bộ để xoa dịu cơn đau. Sau vài ngày, khi các cơ đã quen dần với việc tập luyện, cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất.

Tuy nhiên, khi đầu gối xuất hiện các dấu hiệu sưng đỏ, đau buốt… bạn nên dừng việc tập luyện và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Bài viết đã chia sẻ những lợi ích tuyệt vời của việc đi bộ đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Hãy bắt đầu đi bộ từ ngày hôm nay để tăng cường sức khỏe xương khớp! Liên hệ ngay nhãn hàng An Khớp TW3 để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào qua hotline: 1800. 1286

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay