[Đầy đủ nhất] Các nguyên nhân thoái hóa khớp và cách phòng ngừa

Thoái hóa khớp là tình trạng gây hạn chế vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng ngày nay đang có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy, mỗi người cần nắm được nguyên nhân thoái hóa khớp là gì? Và cách phòng ngừa ra sao? Xem ngay bài viết sau để có câu trả lời.

Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp phổ biến

Thoái hóa khớp có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó phổ biến nhất là do: Tuổi tác, chấn thương, liên quan chế độ ăn, béo phì,… Cụ thể như sau:

Thoái hóa khớp do tuổi tác

Theo thời gian, xương khớp sẽ dần bị lão hóa một cách tự nhiên. Tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa khớp càng tăng. Nguyên nhân là do lượng nước trong sụn khớp tăng dần khiến hàm lượng và chất lượng protid trong sụn giảm dần. Từ 50 tuổi trở lên sẽ dễ bị mắc thoái hóa khớp, nhất là nữ giới. Từ 65 tuổi trở đi, tốc độ thoái hóa khớp sẽ diễn ra nhanh chóng, nhất là thoái hóa khớp gối, khớp bàn tay,…  Đây là nguyên nhân thoái hóa khớp phổ biến. 

Tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa khớp càng tăng
Tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa khớp càng tăng

Do chấn thương vì tai nạn

Có nhiều trường hợp bị chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chơi thể thao. Các chấn thương có thể dẫn đến tình trạng viêm khớp, sưng khớp,… Điều này ảnh hưởng xấu đến xương khớp. Đồng thời, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp nếu không được điều trị kịp thời.

Do lao động nặng hoặc làm việc sai tư thế

Nếu thường xuyên lao động quá sức như khuân vác vật nặng,.. sẽ ảnh hưởng đến hệ xương khớp. Vì vậy, khiến quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn. Do các khớp thường xuyên phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài.

Nhiều trường hợp trẻ em đã phải đi làm, đặc biệt là làm việc nặng sẽ có nguy cơ bị thoái hóa sớm. Vì trẻ đang trong giai đoạn phát triển mà phải làm việc nặng, sẽ tác động xấu đến xương khớp. 

Bên cạnh đó, làm việc hay sinh hoạt sai tư thế cũng ảnh hưởng đến xương khớp. Ví dụ: Ngồi làm việc, ngồi học sai tư thế, ngồi hoặc đứng quá lâu, cúi gập người… Các đối tượng thường gặp phải tình trạng này phải kể đến như: Dân văn phòng, công nhân xưởng máy, học sinh, sinh viên,…

Thoái hóa khớp do mắc một số bệnh lý 

Thoái hóa khớp có thể do một số bệnh lý như: Loãng xương, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp,…

Thừa cân, béo phì – Nguyên nhân thoái hóa khớp

Người bị thừa cân béo phì có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe như: Bệnh về xương khớp, bệnh mỡ máu, tim mạch, tiểu đường,… Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên các khớp, nhất là khớp gối và khớp hông. Do phải chịu một áp lực rất lớn nên các khớp dễ bị tổn thương.

Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên các khớp
Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên các khớp

Nguyên nhân thoái hóa khớp do di truyền

Thoái hóa khớp có thể do di truyền. Người có bố mẹ mắc bệnh xương khớp có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn người bình thường. Đã có nhiều trường hợp bị thoái hóa khớp do tổn thương xương và sụn bẩm sinh.

Do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp. Nếu không cung cấp đủ canxi, chondroitin, glucosamine,… thì có nguy cơ cao phải đối mặt với các vấn đề về xương khớp. Bên cạnh đó, thói quen ăn đồ ăn nhanh, đồ dầu mỡ, lười vận động,… có thể bị thừa cân. Và đây là nguyên nhân gây tăng áp lực lên các khớp.

Ngoài những nguyên trên, dị tật bẩm sinh tại khớp hoặc dư thừa hormon tăng trưởng,… cũng có thể là nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở một số người bệnh.

Ăn đồ ăn nhanh, lười vận động,... gây thừa cân làm tăng áp lực lên các khớp
Ăn đồ ăn nhanh, lười vận động,… gây thừa cân làm tăng áp lực lên các khớp

Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây khó khăn trong vận động. Vì vậy, mỗi người nên chủ động phòng ngừa thoái hóa khớp bằng các biện pháp sau:

  • Tập luyện thể dục thể thao: Các bài tập phù hợp, vừa sức không những giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp các khớp vận động dẻo dai, linh hoạt. Một số bài tập gợi ý cho bạn đọc như: Đi bộ, yoga, đạp xe,…
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý.
  • Sinh hoạt, vận động, làm việc đúng tư thế. Hạn chế mang vác vật nặng. Tránh ngồi hay đứng quá lâu.
  • Có chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung đầy đủ canxi, glucosamine, chondroitin, omega-3, vitamin D,… cho cơ thể qua chế độ dinh dưỡng. Hạn chế rượu bia, thuốc lá,…
  • Phòng tránh chấn thương bằng cách đi giày phù hợp, khởi động kỹ lưỡng trước khi tham gia các hoạt động thể lực. Nếu bị chấn thương hãy đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ.
  • Phòng tránh chấn thương bằng cách khởi động kỹ lưỡng trước khi tham gia các hoạt động thể lực, đi giày vừa vặn với chân, tập luyện trong môi trường đủ điều kiện. Nếu không may bị chấn thương, nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để điều trị kịp thời.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng.
  • Nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để theo dõi sức khỏe.
Các bài tập phù hợp, vừa sức giúp các khớp vận động dẻo dai, linh hoạt
Các bài tập phù hợp, vừa sức giúp các khớp vận động dẻo dai, linh hoạt

Trên đây là những nguyên nhân thoái hóa khớp thường gặp và cách phòng ngừa. Nhãn hàng An Khớp TW3 hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1800 1286 để được tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay