Điều trị viêm khớp dạng thấp: An toàn – Hiệu quả

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm trên da, mắt, phổi, tim và mạch máu. Vậy cách điều trị viêm khớp dạng thấp nào hiện nay giúp kiểm soát bệnh hiệu quả? Hãy cùng An khớp TW3 tìm hiểu qua bài viết này.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp Tây y

Dựa theo mục tiêu điều trị, các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể chia thành các nhóm: Thuốc chống thấp (DMARDs), Thuốc điều trị triệu chứng và Thuốc phòng ngừa các biến chứng của điều trị.

Thuốc chống thấp (DMARDs)

Thuốc chống thấp có vai trò  làm chậm hoặc ngừng tiến triển của bệnh và cần điều trị lâu dài. Có 2 nhóm thuốc chống thấp là DMARDs kinh điển và DMARDs sinh học.

  • DMARDs kinh điển: Bao gồm Methotrexate, Sulfasalazine, Hydroxychloroquine,… Trong đó Methotrexate được sử dụng nhiều nhất. Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs) được sử dụng sớm, có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp các thuốc trong cùng nhóm với nhau.
  • DMARDs sinh học:  Các thuốc thuộc nhóm này gồm Etanercept, Infliximab, Rituximab, Tocilizumab,… Thuốc thuộc nhóm này thường kết hợp cùng Methotrexat và sử dụng trong các trường hợp nặng, tiên lượng nguy hiểm hoặc đã kháng với các thuốc DMARDs kinh điển.
Sử dụng methotrexate trong điều trị viêm khớp dạng thấp
Methotrexate là thuốc chống thấp được sử dụng nhiều nhất

Thuốc điều trị triệu chứng

Viêm khớp dạng thấp có các biểu hiện điển hình là viêm, sưng, đau khớp. Các nhóm thuốc giúp cải thiện triệu chứng của bệnh gồm:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol là hoạt chất phổ biến được sử dụng trong điều trị giảm đau cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Nếu đau không đỡ có thể kết hợp Paracetamol với Codein hoặc Tramadol. Khi sử dụng Paracetamol, người bệnh cần lưu ý uống không quá 4g/ngày và khoảng cách giữa 2 lần uống liên tiếp phải cách nhau ít nhất 4-6 tiếng vì có thể gây độc gan. 
  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs): Gồm Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac, các Coxib (Celecoxib, Etoricoxib,…). Thuốc cải thiện tốt các triệu chứng đau và viêm khớp.
  • Thuốc corticoid: Corticoid giúp giảm đau, chống viêm mạnh nên được dùng trong các đợt viêm cấp. Không dùng dài ngày do có nhiều tác dụng phụ (loãng xương, suy thượng thận cấp,…). Các hoạt chất thuộc nhóm thuốc Corticoid thường dùng là: Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone,…
Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm trong điều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Thuốc điều trị triệu chứng giúp cải thiện tình trạng viêm, sưng đau các khớp

Thuốc phòng ngừa các biến chứng của điều trị

Viêm khớp dạng thấp có quá trình điều trị dài ngày nên người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như viêm, loét dạ dày tá tràng, loãng xương, thiếu máu do thuốc gây ra.

  • Viêm, loét dạ dày tá tràng: Khi dùng NSAIDs trong điều trị viêm khớp dạng thấp cho người cao tuổi, có tiền sử bệnh lý dạ dày hoặc điều trị dài ngày, người bệnh có nguy cơ cao bị viêm loét dạ dày tá tràng. Vì vậy, cần sử dụng thêm phối hợp thêm các thuốc ức chế bơm proton (Omeprazol, Esomeprazol, Pantoprazol,…) theo chỉ định của chuyên gia y tế.
  • Loãng xương: Trong điều trị viêm khớp dạng thấp, nếu dùng Corticoid ở bất cứ liều nào trên 1 tháng cần bổ sung Calci, Vitamin D để phòng ngừa loãng xương. Nếu người bệnh có nguy cơ loãng xương cao hoặc đã bị loãng xương sẽ được chỉ định thêm thuốc phù hợp theo chuyên gia y tế.
  • Thiếu máu: Dùng Metformin trong điều trị có thể gặp phải tình trạng thiếu máu do tác dụng phụ ức chế tủy xương của thuốc. Khi đó cần bổ sung Vitamin B12, Sắt, Axit folic,… tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp Đông y

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y, người bệnh có thể điều trị viêm khớp dạng thấp bằng các phương pháp Đông y gồm: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, sử dụng thảo dược để hỗ trợ điều trị.

Châm cứu

Châm cứu là dùng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể, kích thích giải phóng ra hooc môn endorphin có tác dụng giảm đau, giãn cơ, mềm khớp,… Tùy vào từng thể bệnh, người bệnh sẽ được châm cứu ở các huyệt khác nhau trên cơ thể.

Xoa bóp, bấm huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp đơn giản và được áp dụng phổ biến nhất. Thông qua việc tác động trực tiếp vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ, biện pháp này giúp người bệnh giảm đau, cải thiện vận động.

Xoa bóp bấm huyệt là biện pháp giúp giảm đau khớp hiệu quả nên áp dụng
Xoa bóp, bấm huyệt giúp giảm đau khớp hiệu quả

Các thảo dược hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp

Một số thảo dược có tác dụng giảm đau, chống viêm tốt lại đơn giản, dễ làm và có sẵn được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp như: Cây trinh nữ, Quế chi, Ngải cứu, Gừng, Địa liền.

  • Cây trinh nữ: Với tác dụng chống viêm, làm dịu các cơn đau, thân và rễ cây trinh nữ (20-30g) được tẩm với rượu trắng 40°. Sau đó sao vàng rồi sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.
  • Quế chi (Cành quế): Pha 2 thìa mật ong, 1 thìa bột quế trong 1 ly nước nóng. Uống 2 lần/ngày có thể giúp thông kinh mạch, giảm đau nhức xương khớp, gân cơ. 
  • Ngải cứu: Ngải cứu có tính kháng viêm, giúp cải thiện các triệu chứng sưng, đau. Dùng 400g Ngải cứu với 2 nắm muối hột, thêm 400g Gừng già thái sợi (nếu có) rang nhỏ lửa đến khi chuyển màu lá ngải và muối. Bọc hỗn hợp trong tấm vải mỏng, chườm nóng vùng khớp bị viêm đau. Sử dụng 2 – 3 lần/ngày.
  • Gừng: Gừng có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn. Dùng 2 lít nước ấm hòa tan 20g muối hạt rồi thêm Gừng tươi (1 củ) giã nát. Ngâm chân 10-15 phút cùng nước Gừng 1 lần/ngày giúp giảm đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân.
  • Địa liền: Củ Địa liền phơi khô (4-5 tiếng ngoài nắng) ngâm với rượu trắng 40°. Sau 20 ngày có thể dùng để xoa bóp các khớp bị đau nhức hàng ngày sẽ giảm đau hiệu quả.
Sử dụng ngải cứu trong hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp
Ngải cứu có tính kháng viêm, cải thiện các triệu chứng sưng, đau

Những lưu ý trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Để kiểm soát tốt viêm khớp dạng thấp, bên cạnh tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không hút thuốc: Vì hút thuốc còn khiến các triệu chứng của bệnh tiến triển nhanh hơn.
  • Chế độ ăn hợp lý: Người viêm khớp dạng thấp nên ăn rau, trái cây, các loại đậu, hạt, ngũ cốc, cá và chất béo không bão hòa (dầu ô liu)…. Hạn chế sử dụng thịt đỏ (thịt dê, thịt bò,…), đồ ăn nhanh, ăn mặn, nội tạng động vật.
  • Tập thể dục: Tập thể dục không những giúp tăng khả năng vận động, giúp các cơ dẻo dai hơn mà còn giúp giảm cân để tránh gây áp lực cho khớp. Nên chọn các môn thể thao phù hợp với sức khỏe của mình. Khi tập luyện nếu các khớp nóng lên, sưng hoặc đau, hãy dừng lại và nghỉ ngơi. 

Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, khi không đáp ứng với các thuốc điều trị, người bệnh sẽ cần tiến hành phẫu thuật thay khớp nhân tạo (làm từ nhựa, gốm sứ, kim loại…) vào vị trí của khớp bị tổn thương. Thông thường là phẫu thuật chỏm xương đùi, khớp gối và khớp háng.

Luyện tập thể thao cho người viêm khớp dạng thấp
Tập luyện phù hợp với sức khỏe giúp tăng khả năng vận động

Với những thông tin đã cung cấp, nhãn hàng An Khớp TW3 mong rằng bạn đọc sẽ có được những thông tin đầy đủ nhất và hữu ích nhất về điều trị viêm khớp dạng thấp. Nếu cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1286 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay