Thuốc trị Viêm khớp- Tổng hợp chi tiết nhất

Thuốc trị viêm khớp

Viêm khớp là bệnh lý gây sưng, đau, cứng khớp, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Thuốc trị viêm khớp nào hiệu quả đang được bệnh nhân lựa chọn sử dụng. Cùng An Khớp TW3 tìm hiểu chi tiết về thuốc chữa viêm khớp qua bài viết này.

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm khớp

Mục tiêu chung trong điều trị bệnh viêm khớp là kiểm soát cơn đau, ngăn ngừa khớp bị tổn thương thêm để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Muốn đạt được điều đó, người bệnh nên kết hợp các phương pháp sau đây:

  • Sử dụng các thuốc điều trị nguyên nhân: Thuốc điều trị nguyên nhân được lựa chọn dựa vào loại viêm khớp mà người bệnh mắc phải.
  • Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng: Các thuốc điều trị triệu chứng như là thuốc giảm đau, chống viêm, corticoid.
  • Phối hợp với các biện pháp điều trị hỗ trợ: Các biện pháp hỗ trợ điều trị bao gồm các chế độ tập luyện và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Sử dụng thuốc Tây y trong điều trị viêm khớp

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại viêm khớp, các chuyên gia y tế sẽ chỉ định nhóm thuốc điều trị phù hợp. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm khớp như: Thuốc giảm đau, chống viêm, corticoid.

  • Thuốc giảm đau: Là nhóm thuốc giảm đau nhưng không giảm viêm. Hoạt chất thường được sử dụng là Paracetamol. Nếu đau không đỡ, có thể cân nhắc dùng thuốc ở dạng kết hợp của Paracetamol với Codein.
  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs): Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau và chống viêm như: Ibuprofen, Naproxen dưới dạng gel, kem, miếng dán.
  • Corticoid: Các hoạt chất phổ biến như: Prednisolon, cortisone,… có tác dụng ức chế miễn dịch, giảm đau và chống viêm mạnh. Thuốc thường được dùng trong trường hợp nặng hoặc mắc các loại viêm khớp do rối loạn hệ miễn dịch (Viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hệ thống).

Ngoài ra, với từng loại viêm khớp khác nhau có thể kết hợp thêm một vài nhóm thuốc khác nhau. Ví dụ, Viêm khớp dạng thấp dùng thêm nhóm thuốc DMARDs (methotrexate, sulfasalazine, hydroxychloroquine,…) để làm chậm hoặc làm ngừng tiến triển của bệnh, viêm khớp nhiễm khuẩn cần sử dụng kháng sinh,…

Sử dụng thuốc để điều trị viêm khớp cần cá thể hóa theo tình trạng của từng bệnh nhân. Từ đó, đưa ra nhóm thuốc, liều dùng và độ dài đợt điều trị phù hợp nhất. Muốn có hiệu quả điều trị tốt, người bệnh nên tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn.

Sử dụng paracetamol trong điều trị viêm khớp
Các trường hợp đau nhẹ có thể bắt đầu điều trị bằng Paracetamol

Thuốc Đông y trong điều trị bệnh viêm khớp

Hiện nay, sử dụng thuốc Đông y trong điều trị viêm khớp đang được nhiều người quan tâm vì tính hiệu quả, an toàn và lành tính. Một số vị thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm trong điều trị viêm khớp như: Quế chi (Cành quế), Địa liền, Phòng phong, Lá lốt, Ngải cứu,…

Quế chi (Cành quế)

Quế chi vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng làm thông kinh mạch nên giúp giảm đau nhức các khớp xương, gân cơ. 

Cách dùng Quế chi trong điều trị bệnh viêm khớp:

  • Cách 1: Dùng 2 thìa mật ong và 1 thìa bột Quế (Quế chi) pha trong 1 ly nước nóng. Uống đều đặn 2 lần/ngày vào sáng – tối có thể giúp giảm đau hiệu quả.
  • Cách 2: 4g Quế chi, 2g Ma hoàng, 40g Thục địa, 8g Bạch giới, 12g Lộc giác giáo, 2g Gừng nướng, 4g Cam thảo đem sắc lấy nước đặc, bỏ bã. Ngày uống 1 thang.

Lưu ý: Quế chi không dùng được cho phụ nữ có thai, người âm hư hỏa nhiệt (cơ thể nóng, người gầy, da nóng, hay ra mồ hôi, gò má đỏ, khát nước, họng khô, lưỡi đỏ, mất ngủ, tinh thần bực bội,…)

Địa liền 

Địa liền có tác dụng chống viêm, giảm đau giúp cải thiện các triệu chứng của viêm khớp hiệu quả. Có thể ngâm Địa liền với rượu hoặc thêm vài dược liệu khác để xoa bóp giảm đau.

Cách dùng Địa liền trong điều trị Viêm khớp:

  • Cách 1: Củ Địa liền rửa sạch rồi phơi khô dưới nắng (khoảng 4-5 tiếng). Sau đó, ngâm Địa liền với rượu trắng 40° (với tỉ lệ 1:1, tức là 1 lạng Địa liền khô ngâm với 1 lít rượu). Đậy kín, khoảng 20 ngày sau là có thể sử dụng. Xoa bóp hàng ngày vào vùng khớp bị đau nhức. 
  • Cách 2: Địa liền khô 100g, Huyết giác 50g, Thiên niên kiện 40g, Trần bì 20g, Tiểu hồi 20g đem ngâm với Rượu trắng 40-50° 1 lít khoảng 10 ngày là dùng được. Xoa bóp hàng ngày vào vùng khớp bị đau nhức. 

Hy thiêm

Với tác dụng giảm đau, kháng viêm tốt, giúp bảo vệ màng bao dịch khớp, giảm phù nề ở chân,… Hy thiêm được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc chữa xương khớp như gút, viêm khớp, đau mỏi vai gáy, lưng, gối, thoái hóa cột sống,…

Cách dùng Hy thiêm trong điều trị Viêm khớp:

  • Cách 1: Hy thiêm thảo 100g, Thiên niên kiện 50g cùng với đường, 1 lít Rượu trắng. Nấu thành cao, dùng 2 lần/ngày, mỗi lần 1 ly nhỏ trước ăn. Dùng đều đặn hàng ngày sẽ cải thiện được các triệu chứng đau nhức, sưng tấy và cứng khớp.
  • Cách 2: Hy thiêm 150g, Hà thủ ô đỏ 50g, Cỏ xước 50g, Ké đầu ngựa 50g, Khúc khắc 50g, Tỳ giải 50g, Bạch đầu ông 50g. Tất cả đem thái nhỏ sau đó nấu thành cao mềm, rồi pha với đường và 250ml rượu 35°. Ngày uống 2 – 3 lần trước ăn và trước khi ngủ, mỗi lần 1 thìa canh.
  • Cách 3: Hy thiêm 60g, Vòi voi 40g, Lá lốt 20g, Ké đầu ngựa 20g, Thiên niên kiện 20g, Thạch xương 10g. Tất cả thái nhỏ rồi phơi khô, sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml, uống 2 lần/ngày. Dùng 3 đợt, mỗi đợt 15 ngày, cách nhau một tuần.
Hy thiêm có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả
Hy thiêm có tác dụng giảm đau, kháng viêm dùng trong điều trị viêm khớp

Tang ký sinh

Tang ký sinh là thân, cành mang lá của cây tầm gửi trên cây dâu tằm có tác dụng trừ phong thấp, cường kiện cân cốt. Trong các bài thuốc đông y, thường được phối hợp với các vị thuốc khác để chữa đau nhức xương khớp, đau mỏi vùng cột sống thắt lưng, đau do cứng khớp thoái hóa khớp, viêm xương khớp,…

Cách dùng Tang ký sinh trong điều trị Viêm khớp:

  • Cách 1: Tang ký sinh 10g, Thiên niên kiện 10g, Kê huyết đằng 10g, Ngưu tất 8g, Sinh khương 10g, Đỗ trọng 10g, Độc hoạt 10g, Nhục quế 6g, Đảng sâm 12g. Tất cả đem sắc với 4 bát nước đến khi còn khoảng 2 bát nước. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Dùng đều đặn hàng ngày giúp giảm đau nhức xương khớp.
  • Cách 2: Tang ký sinh 15g, Tỳ giải, Ngưu tất, Cẩu tích, Hà thủ ô chế, Đẳng sâm, Thục địa, Tục đoạn, Ý dĩ, Hoài sơn, Bạch truật (mỗi vị khoảng 10g) sắc uống hàng ngày. Mỗi ngày 1 thang để giúp giảm đau lưng do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống.

Lá lốt

Lá lốt có vị cay nồng, tính ấm với công dụng là ôn trung tán hàn và chỉ thống. Vì vậy, giúp hỗ trợ chữa các bệnh về xương khớp, phong thấp hiệu quả. Trong y học hiện đại, tinh dầu lá lốt chứa beta-caryophylen và chất benzyl axetat có khả năng sát trùng, giảm đau và chống viêm hiệu quả.

Cách dùng Lá lốt trong điều trị Viêm khớp:

  • Cách 1: Dùng 5-10g Lá lốt phơi khô hoặc 15-30g lá tươi, lần 1 dùng 2 bát nước sắc đến khi còn một bát. Làm tương tự với lần 2. Trộn lẫn 2 lần, chia nước sắc từ lá lốt thành 2-3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm và nên uống sau bữa ăn tối. Sau 7-14 ngày các dấu hiệu đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể.
  • Cách 2: Thân và rễ của cây Lá lốt đem ngâm với rượu trắng trong một tháng là có thể dùng để xoa bóp ngoài 2-3 lần/ngày.
  • Cách 3: Dùng 30g Lá lốt tươi nấu sôi với 1 lít nước trong khoảng 3-5 phút, thêm muối và ngâm chân tay khi còn ấm. Thực hiện đều đặn 1 lần/ngày, sau khoảng 14 ngày sẽ thấy triệu chứng đau nhức được cải thiện. 

Lưu ý: Nếu dùng lá già, thân, rễ thì nên đun sôi 10 – 15 phút để lấy hết hoạt chất có trong dược liệu.

Ngải cứu

Ngải cứu chứa các hợp chất absinthin và anabsinthine có tính kháng viêm tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng sưng và nóng đỏ khớp do bệnh viêm khớp gây ra.

Cách dùng Ngải cứu trong điều trị Viêm khớp:

  • Cách 1: Ngải cứu rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Sau đó thêm khoảng 2 thìa mật ong, khuấy đều. Chia thành 2 lần, uống hết trong ngày. Dùng hàng ngày trong vòng 1-2 tuần.
  • Cách 2: Ngải cứu tươi đem sắc với nước cho đến khi còn khoảng ⅓ lượng nước ban đầu. Uống 3 lần/ngày vào sáng – trưa – tối liên tục trong 14 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể.
  • Cách 3: Rang 400g Ngải cứu với 2 nắm muối hột, có thể thêm 400g Gừng già thái sợi (để tăng tính ấm), rang ở lửa nhỏ đến khi lá ngải và muối chuyển màu. Bọc hỗn hợp trong tấm vải mỏng rồi chườm nóng vùng khớp bị viêm đau. Sử dụng 2 – 3 lần/ngày, sau 2 – 3 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Ngải cứu rang với muối hột để chườm nóng vùng khớp bị đau
Ngải cứu rang với muối hột để chườm nóng vùng khớp bị viêm đau

Độc hoạt

Trong Đông y, Độc hoạt có vị ngọt, tính ôn, với tác dụng khứ phong, chỉ thống (giảm đau khớp do phòng). Theo Tây y, Độc hoạt có tính giảm đau, chống viêm hiệu quả nên thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về xương khớp.

Cách dùng Độc hoạt trong điều trị Viêm khớp:

  • Chuẩn bị: Độc hoạt, Đỗ trọng, Thục địa, Hy thiêm thảo, Cốt toái bổ, Hà thủ ô, Kê huyết đằng, Phòng đảng sâm, Xuyên quy, Kim ngân hoa, Thổ phục linh (mỗi vị 12g); Can khương 4g, Cam thảo 4g, Ngưu tất 8g, Quế chi 8g và Xuyên khung 8g. 
  • Cách làm: Đem sắc với 1 lít nước (lửa nhỏ) đến khi còn khoảng 500ml. Uống trong ngày và ngày 1 thang.

Cây trinh nữ

Cây trinh nữ có vị ngọt, tính hàn, giúp chống viêm, giảm đau. Do đó, được dùng để chữa đau nhức xương khớp, thấp khớp, viêm khớp, chân tay tê bại.

Cách dùng Cây Trinh nữ trong điều trị Viêm khớp: 

  • Chuẩn bị: Thân và rễ cây trinh nữ, Rượu 40°.
  • Chế biến sơ bộ: Thái mỏng Thân và rễ cây trinh nữ, tẩm rượu 40° lượng rượu vừa đủ để ngấm đều vào các lát dược liệu, sau đó sao vàng (rang cho đến khi màu dược liệu hơi vàng, không cháy, có mùi thơm). 
  • Cách làm: Sắc 20-30g dược liệu đã tẩm rượu, sao vàng với 400ml nước đến khi còn 100ml. Chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục từ 5-7 ngày.

Lưu ý: Không dùng Cây trinh nữ cho phụ nữ mang thai, người bị suy nhược hay có thể trạng yếu.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp không thể bỏ qua

Bên cạnh tuân thủ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, muốn cải thiện tình trạng viêm khớp một cách hiệu quả, người bệnh nên có một chế độ tập luyện và ăn uống hợp lý.

  • Chế độ tập luyện: Vận động nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh khoảng 5 ngày/tuần, mỗi ngày 30 phút giúp cải thiện triệu chứng và nâng cao sức khỏe.
  • Có chế độ dinh dưỡng: Ăn uống hợp lý để duy trì cân nặng ổn định và kiểm soát viêm. Người bệnh viêm khớp nên hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn và các loại thịt đỏ (thịt bò, dê, lợn,…). Thay vào đó, hãy ăn những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chống viêm (trái cây, ngũ cốc, các loại hạt,…), tăng cường bổ sung canxi và vitamin D  (cá hồi, cá ngừ, bông cải xanh,…) để củng cố sức khỏe cơ xương khớp.
Lựa chọn chế độ luyện tập phù hợp theo sức khỏe của từng người
Chế độ tập luyện nên phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người bệnh

Điều trị viêm khớp bằng thuốc Tây y cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng phù hợp với từng tình trạng người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Dùng thuốc Đông y để chữa bệnh có tính an toàn hơn khi sử dụng lâu dài và kiên trì dùng thuốc đều đặn mới có hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn phối hợp thêm các biện pháp hỗ trợ để cải thiện bệnh. 

Với những thông tin đã cung cấp, nhãn hàng An Khớp TW3 mong rằng  bài viết sẽ đầy đủ và hữu ích cho những người bị viêm khớp. Nếu cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1286 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay