Viêm khớp nên ăn gì? TOP 10 thực phẩm tốt cho người viêm khớp

Viêm khớp nên ăn gì

Chế độ ăn uống giúp hỗ trợ giảm đau, cải thiện khả năng vận động và ngăn ngừa nguy cơ tái phát hiệu quả cho người viêm khớp. Vậy viêm khớp nên ăn gì? Hãy cùng An khớp TW3 tìm hiểu Top 10 thực phẩm tốt cho người viêm khớp nhé.

Top 10 thực phẩm người bị viêm khớp nên ăn

Viêm khớp là tình trạng viêm một hoặc nhiều khớp gây ra các triệu chứng sưng, đau, cứng khớp. Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị và thay đổi chế độ sinh hoạt, luyện tập phù hợp, chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố giúp   cải thiện triệu chứng của người bệnh hiệu quả. Người bệnh nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D, hoạt chất chống viêm…. Cụ thể, một số thực phẩm người bị viêm khớp nên ăn bao gồm:

Các loại cá nhiều mỡ như cá hồi, cá thu, cá mòi,… có chứa nhiều acid béo Omega-3. Omega-3 giúp cơ thể hạn chế sản xuất ra các cytokine, enzyme làm phá hủy sụn nên có tác dụng chống viêm. Ngoài ra, ăn cá còn cung cấp thêm vitamin D giúp hấp thụ Canxi cho phát triển xương. Nên ăn 2-4 bữa cá/tuần để cải thiện được triệu chứng bệnh viêm khớp.

Dầu ô liu

Trong dầu ô liu có chứa 73% là acid oleic có tác dụng chống viêm và chứa các chất chống oxy hóa có vai trò ức chế các protein gây viêm. Dầu ô liu còn giúp cải thiện mức độ hấp thu canxi, magie giúp tăng cường độ dẻo dai cho xương.

Ngoài ra, thành phần của dầu ô liu còn có nhiều loại vitamin A, D, K giúp hấp thu Canxi và duy trì xương chắc khỏe. Có thể dùng dầu ô liu trong nấu ăn, tẩm ướp món ăn hay trộn salad.

Dầu oliu chứa nhiều vitamin A,D,K giúp hấp thụ Canxi tốt
Dầu oliu có thể được dùng trong tẩm ướp món ăn hoặc trộn salad

Trà xanh

Epigallocatechin-3-gallate (EGCG) là chất chống oxy hóa có trong trà xanh có tác dụng chống viêm giúp giảm đau. Nên uống 3-4 cốc nước trà xanh mỗi ngày. Thời điểm uống tốt nhất là 1 giờ trước và sau bữa ăn. 

Tuy nhiên, không nên uống trà quá đặc, không nên pha thêm đường vào trà vì có thể làm mất hương vị, giảm dinh dưỡng và tác dụng của trà.

Gừng

Gừng giúp ngăn chặn sự hình thành của các yếu tố gây viêm, từ đó giúp giảm đau, cải thiện vận động cho người bị viêm khớp. Nên sử dụng ít hơn 10 gram Gừng tươi mỗi ngày bằng cách bổ sung vào các món ăn. 

Ngoài ra, người bệnh có thể cho gừng tươi đã giã nát vào nước sôi và uống vào buổi sáng sau khi thức dậy. Hoặc dùng 5-6 lát gừng ủ với nước ấm trong bình, uống cả ngày.

Tỏi

Tỏi là chất kháng viêm tự nhiên nhờ vào tác dụng của allicin. Đây là hoạt chất giúp chống lại bệnh viêm khớp và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Nên ăn sống 2-3 tép tỏi/ngày là tốt nhất hoặc có thể làm gia vị trong các món ăn nếu không thể ăn sống.

Nghệ

Curcumin có trong nghệ có tác dụng chống viêm mạnh với liều lượng nên dùng là 1000mg curcumin/ngày. Có thể kết hợp nghệ với gừng để pha thành trà. Lấy nửa muỗng bột nghệ và bột gừng pha với nước sôi khoảng 20-30 phút là uống được. Ngoài ra, có thể dùng nước sốt nghệ (lượng vừa đủ) để trộn cùng các món rau salad.

Cam

Vitamin C của Cam giúp tạo ra sụn, bảo vệ xương khớp, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nên cung cấp khoảng 100g trái cây mỗi ngày để đủ hàm lượng vitamin C cho cơ thể. 

Ngoài ra, các loại rau quả chứa nhiều vitamin C khác như bưởi, dưa lưới, đu đủ, dâu tây, bông cải xanh, cải xoăn, ớt chuông, cà chua… 

Vitamin C giúp bảo vệ hệ thống xương của bệnh nhân viêm khớp
Vitamin C giúp bảo vệ xương khớp và tăng sức đề kháng cho cơ thể

Bông cải xanh (súp lơ xanh)

Bông cải xanh có chứa Vitamin K – loại vitamin thiết yếu giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, thiếu vitamin K có thể dẫn đến thoái hóa khớp. Cung cấp đủ Vitamin K từ các thực phẩm hàng ngày là an toàn nhất. 

Các thực phẩm giàu Vitamin K như: Bông cải xanh (súp lơ xanh), Cải xoăn, Dưa chuột, Đậu nành, Đậu bắp, Trứng,…

Lòng đỏ trứng gà

Lòng đỏ trứng gà có thể chứa khoảng 0,918 mcg Vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu Canxi và Phốt pho để hình thành và duy trì hệ xương vững chắc. Người bệnh cũng có thể bổ sung Vitamin D từ các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ…), gan,…

Ngoài ra, tắm nắng vào các khung giờ nắng không quá gắt (như sáng sớm) 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 10-15 phút để bổ sung thêm vitamin D. Lưu ý, không tắm nắng sau 10 giờ sáng và trước 3 giờ chiều.

Tôm

Trong 100g tôm sẽ chứa 1120mg canxi, ăn tôm giúp bổ sung thêm Canxi cho cơ thể, hỗ trợ giảm đau, kích thích các tế bào xương phát triển, hồi phục các khớp bị tổn thương và tăng cường độ dẻo dai cho xương.

Lượng Canxi cho mỗi ngày tùy thuộc vào lứa tuổi, thể trạng người bệnh: 

  • Người từ 19 – 49 tuổi: 700mg canxi/ngày.
  • Từ 50 tuổi trở lên: 1000mg canxi/ngày.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú: 1000mg canxi/ngày.

Một số thực phẩm giàu Canxi khác như: Cua, Rau lá xanh (súp lơ xanh, bắp cải,…), Hạnh nhân, Phô mai, Trứng, Sữa…

Canxi cần được bổ sung trong chế độ ăn của bệnh nhân viêm khớp
Canxi là thành phần chính của xương cần được bổ sung hàng ngày cho bệnh nhân viêm khớp

Những thực phẩm người bị viêm khớp nên hạn chế sử dụng

Người bị viêm khớp nên kiêng 5 nhóm thực phẩm sau trong các bữa ăn hàng ngày để không làm nặng thêm tình trạng viêm.

Thịt đỏ 

Thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Nếu ăn quá 5 lần/tuần thì sẽ có thể mắc bệnh xương khớp cao gấp 3 lần người bình thường. Các loại thịt đỏ bao gồm: Thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt cừu,…. Có thể thay thế bằng thịt gà, cá,… để cung cấp đủ protein cho cơ thể.

Nội tạng động vật

Sắt, đạm và axit uric trong nội tạng là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout, thoát vị đĩa đệm. Người bị đau xương khớp sử dụng nhóm thực phẩm này sẽ  làm tình trạng đau tăng lên. Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn nhóm thực phẩm này.

Đồ ăn nhanh

Trong đồ ăn nhanh có chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol xấu gây béo phì. Đây là nguyên nhân làm tăng tình trạng viêm ở các khớp và có thể tăng các các cơn đau cho người bệnh. Người viêm khớp không nên ăn là: xúc xích, thịt hộp, cá hộp,… và đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán.

Người bị viêm khớp cần hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ gây béo phì và tăng tình trạng viêm, đau khớp

Đồ ăn mặn hoặc chua

Canxi sẽ bị giảm hấp thụ nếu ăn mặn do tăng hàm lượng natri. Đồng thời, tăng tích trữ muối urat tại khớp khiến các khớp sưng đau dữ dội hơn. Ngoài ra, những món ăn chua lên men như dưa muối, cà muối,… có chứa axit oxalic cũng nên tránh vì gây hại đến xương khớp.

Rượu, bia

Người bệnh viêm khớp không nên uống rượu, bia vì điều này không những làm tăng số cơn đau khớp mà còn giảm tác dụng của các thuốc điều trị bệnh viêm khớp.

Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người bệnh viêm khớp

Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người viêm khớp như sau:

  • Chế độ ăn uống: Xây dựng cân bằng và hợp lý. Đa dạng các món ăn trong bữa, tránh lặp lại để không gây cảm giác chán ăn.
  • Đối với người thừa cân, béo phì: Lên chế độ ăn khoa học kết hợp với tập luyện thể dục thể thao để có thể giảm cân nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Đối với người bị viêm khớp dạng thấp, thể trạng gầy yếu: Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để tăng khả năng hấp thu.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân viêm khớp
Chế độ ăn cần được xây dựng hợp lý

Người bệnh viêm khớp cần có chế độ ăn hợp lý để hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh. Với những thông tin đã cung cấp, nhãn hàng An Khớp TW3 mong rằng  bài viết sẽ đầy đủ và hữu ích cho những người bị viêm khớp. Nếu cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1286 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay